Dự án “Institutional and Capacity Building for Academic Training and Research Centres on Trade Law and Policy in Developing Countries: Peru, South Africa, Vietnam, Indonesia and Chile”

717

Đây là dự án do WTI (Viện thương mại thế giới), thuộc đại học Bern, Thụy Sĩ phối hợp thực hiện với một số trường đại học tại 5 quốc gia đang phát triển là Peru, Nam Phi, Indonesia, Chi Lê và Việt Nam (trường Đại học Ngoại thương). Dự án do Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (gọi tắt là SECO) tài trợ với tổng kinh phí dự án là 182.000 franc Thụy Sỹ.

Mục tiêu của dự án nhằm hỗ trợ các đối tác trở thành “trung tâm có năng lực cao trong điều tiết thương mại” và tạo ra một mạng lưới hợp tác bền vững và có hiệu quả về mặt học thuật giữa các tổ chức đối tác, thông qua đào tạo các chuyên gia, thạc sỹ, nghiên cứu sinh và các nhà nghiên cứu chính trị, và các nhà quản lý chính sách – có điều kiện đảm nhận vai trò lãnh đạo trong việc hoạch định chính sách thương mại trong chính phủ, xã hội dân sự, kinh tế và học thuật tại các quốc gia của đối tác và khu vực.

  • Các hoạt động chính trong dự án thực hiện tại trường Đại học Ngoại thương:

+) Nâng cao năng lực của giảng viên FTU thông qua các hoạt động: Đào tạo Thạc sỹ, đào tạo Tiến sỹ và tham gia các khóa học ngắn hạn về chính sách và luật thương mại tại WTI

+) Phát triển các hoạt động nghiên cứu: Tổ chức thực hiện 06 đề tài nghiên cứu vào năm 2015, 07 đề tài nghiên cứu và năm 2016 và 04 đề tài nghiên cứu vào năm 2017.

+) Xây dựng và triển khai chương trình Thạc sỹ Chính sách và Luật thương mại Quốc tế, giảng dạy bằng tiếng Anh

Sau hơn 07 năm thực hiện, Dự án đã đạt được kết quả như sau:

+ Số đề tài nghiên cứu hoàn thành            : 17 đề tài nghiên cứu khoa học

+ Số lượng giảng viên tham gia đào tạo Tiến sỹ  : 01 giảng viên

+ Số lượng giảng viên tham gia đào tạo Thạc sỹ : 05 giảng viên

+ Số lượng giảng viên tham gia chương trình Summer Academy, và các khóa ngắn hạn khác: 22 cán bộ, giảng viên.

+ Xây dựng được 01 Chương trình Thạc sỹ Chính sách và Luật thương mại quốc tế (MITPL), khóa đầu tiên bắt đầu tuyển sinh từ năm 2013.

  1. Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020

Đây là dự án do Đề án Ngoại ngữ QG 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Mục tiêu của Đề án là đổi mới toàn diện công tác dạy và học ngoại ngữ trong toàn hệ thống giáo dục quốc dân. Nội dung chính các hoạt động trong đề án mà trường Đại học Ngoại thương đề xuất tham gia bao gồm: (1) Bồi dưỡng giáo viên, giảng viên; (2) Xây dựng chỉnh sửa chương trình đào tạo, bồi dưỡng, triển khai chương trình dạy tiếng Anh tăng cường, đổi mới thi và kiểm tra để đảm bảo mục tiêu đề án; (3) Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn; (4) Mua sắm thiết bị, học liệu.

6.1. Công tác bồi dưỡng giảng viên, giáo viên

Bồi dưỡng, nâng cao NLNN cho giảng viên, giáo viên

Tổ chức 01 khóa đào tạo về “Phương pháp đánh giá người học theo khung năng lực ngoại ngữ chung châu Âu” cho 30 lượt giảng viên, khóa học do Hội đồng Anh đào tạo với thời lượng 20 tiết. Khóa học được tổ chức từ ngày 07 tháng 11 đến  ngày 05 tháng 12 năm 2015.

– Cử cán bộ, giảng viên tham gia các chương trình tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo do BQL Đề án tổ chức:

+) Tháng 06 năm 2015, cử 03 cán bộ, giảng viên tham gia khóa tập huấn “Tập huấn công tác quản lý, tổ chức triển khai và kiểm tra, giám sát Đề án” tại Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, thành phố Hà Nội.

+) Tháng 08 năm 2015, cử 05 giảng viên tham gia “Khóa bồi dưỡng giảng viên huấn luyện tiếng Anh về kiểm tra đánh giá và nghiên cứu đổi mới dạy và học ngoại ngữ” tại trường Đại học Hà Nội, thành phố Hà Nội.

+) Tháng 09 và tháng 11 năm 2015, cử 02 cán bộ, giảng viên tham gia 02 đợt tập huấn nghiệp vụ Trung tâm học liệu tại Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

+) Tháng 11 năm 2015, cử 01 lượt giảng viên tham gia “Khóa bồi dưỡng có yếu tố nước ngoài” tại trường Đại học Hà Nội; 02 lượt giảng viên tham gia “Khóa bồi dưỡng giảng viên cốt cán quốc gia dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh bậc Đại học” tại Đại học Hà Nội; 08 lượt giảng viên tham gia “Hội thảo tập huấn chuyển giao quy trình kiểm tra đánh giá tiếng Anh theo định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 dành cho người lớn” tại trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

+) Tháng 12 năm 2015, cử 02 lượt giảng tham gia “Khóa bồi dưỡng giảng viên cốt cán khu vực miền Bắc đánh giá cải tiến chương trình và tài liệu dạy-học ngoại ngữ tại Trường Đại học Hà Nội; cử 02 lượt giảng viên tham dự và báo cáo tại Tiểu ban thuộc Hội thảo “Xây dựng và thí điểm triển khai bài thi xếp lớp trực tuyến cho sinh viên không chuyên ngữ” do trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng tổ chức.

+) Tháng 11/2017, cử 02 cán bộ tham gia khóa bồi dưỡng “ Đổi mới chương trình, học liệu dạy và học ngoại ngữ” tổ chức tại ĐH Hà Nội.

  • Cử cán bộ, giảng viên tham gia các hội thảo, hội nghị do BQL Đề án tổ chức:

+) Tháng 01 năm 2015, cử 02 cán bộ, giảng viên tham gia Hội thảo “Xây dựng đơn vị điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong các trường đại học và cao đẳng” được tổ chức tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

+) Tháng 07 năm 2015, cử 02 giảng viên tham gia Hội thảo “Kinh nghiệm và giải pháp của các nước trong khu vực trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh chuẩn bị hội nhập cộng đồng ASEAN” tổ chức tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

+) Tháng 08, năm 2015, cử 03 cán bộ, giảng viên tham gia Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình tiếng Anh cộng đồng cho sinh viên và giảng viên chuyên ngữ và không chuyên ngữ” tại trường Đại học Tây Nguyên, TP Buôn Ma Thuột

+) Tháng 10 năm 2015, cử 04 lượt cán bộ, giảng viên tham gia “Hội thảo tập huấn về giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên, giảng viên Tiếng Anh các cấp và các trình độ đào tạo” tại Trường Sư phạm Hà Nội 2, tỉnh Vĩnh Phúc; 02 lượt giảng viên tham gia Hội thảo “Đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá trong giáo dục ngoại ngữ” tại trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia, thành phố Hà Nội.

+) Tháng 09 năm 2016, cử 02 cán bộ tham dự Hội nghị thông báo kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”

  • Tổ chức chương trình tập huấn, bồi dưỡng cho các đơn vị khác, cụ thể:

Năm 2015, nhà trường phối hợp với nhà xuất bản Cengage tổ chức thành công khóa tập huấn sử dụng giáo trình kết hợp phần mềm LIFE cho 21 lượt giảng viên tiếng Anh đến từ các trường Đại học Bách Khoa, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trường Đại học Mỏ địa chất và Trường Đại học Ngoại thương. Khóa tập huấn được tổ chức tại trường Đại học Ngoại thương.

6.2. Công tác tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn

Tháng 10 năm 2015 nhà trường đã tổ chức hai (02) tọa đàm (01) “Giảng dạy tiếng Anh và kiểm tra đánh giá trong bối cảnh hội nhập kinh tế ASEAN” và (02) “Phát triển tiếng Anh cộng đồng và Kinh nghiệm dạy và học tiếng Anh của một số nước ASEAN”, hai tọa đàm đã thu hút được sự tham gia của các giảng viên từ Khoa Tiếng Anh Thương mại và Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành của nhà trường và các giảng viên khác của nhà trường. Tọa đàm đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho các giảng viên trong trường như các mô hình tiếng Anh cộng đồng hiệu quả, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá, kiểm tra tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập kinh tế ASEAN…

Tháng 11 và 12 năm 2015, nhà trường được Ban Quản lý Đề án NNQG 2020 giao nhiệm vụ tổ chức 03 (ba) hội thảo về hoạt động trao đổi giáo viên, tình nguyên viên tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cụ thể,

– Hội thảo 1: “Hội thảo về hoạt động trao đổi giáo viên, tình nguyện viên tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Hội thảo được tổ chức vào ngày 30 tháng 11 năm 2015 với sự tham gia của hơn 100 khách mời từ các Trường Đại học, Cao đẳng, các Sở và Phòng Giáo dục, các trường phổ thông và tiểu học trong cả nước.

– Hội thảo 2: “Hội thảo với các chuyên gia quốc tế, các tổ chức quốc tế, các trường đại học quốc tế nhằm xây dựng mô hình trao đổi giáo viên tình nguyện viên tiếng Anh trong nước”. Hội thảo được tổ chức vào ngày 14 tháng 12 năm 2015 với sự tham gia của gần 100 khách mời từ các tổ chức tình nguyện viên, các chuyên gia quốc tế, các trường đại học quốc tế, các trường đại học, cao đẳng, các sở và phòng giáo dục, các trường trung học phổ thông và các trường tiểu học trong cả nước.

– Hội thảo 3: “Hội thảo với các Đại sứ quán, các trường đại học để khai thác nguồn giáo viên, tình nguyện viên tiếng Anh”. Hội thảo được tổ chức vào ngày 14 tháng 12 năm 2015 với sự tham gia của các Đại sứ quán, các Tổ chức quốc tế, các trường đại học quốc tế; các trường đại học, cao đẳng trong nước; các Sở, Phòng giáo dục, các trường trung học phổ thông và các trường tiểu học trong cả nước.

6.3. Công tác mua sắm thiết bị, học liệu

– Danh mục cơ sở học liệu đã được Đề án 2020 đầu tư năm 2015:

– Sách giáo trình và tài khoản cho người học:

+ Sách giáo trình + Tài khoản bậc 2 (A1 lên A2) LIFE BRE: 306 bộ

+ Sách giáo trình + Tài khoản bậc 3 (A2 lên B1) LIFE BRE: 204 bộ

– Sách giáo trình, Đĩa CD, Đĩa DVD và tài khoản cho Giáo viên

+ Sách giáo trình, Đĩa CD, Đĩa DVD + Tài khoản bậc 3 (A1 lên A2) LIFE BRE: 03 bộ

+ Sách giáo trình, Đĩa CD, Đĩa DVD + Tài khoản bậc 3 (A2 lên B1) LIFE BRE: 02 bộ

– Kết quả triển khai giáo trình LIFE:

Năm 2015, đã sử dụng 180 cuốn cho 6 lớp học (180 sinh viên) của năm thứ 1 (học kỳ 1 + học kỳ 2). Giáo trình A2-B1 sẽ tiếp tục sử dụng cho 180 sinh viên này tại năm học thứ 2 (học kỳ 3 + học kỳ 4).

Nhà trường phân công 02 giảng viên tham gia giảng dạy giáo trình kết hợp phần mềm LIFE này. Các giáo viên đều đã được tham gia các khoá tập huấn sử dụng giáo trình kèm phần mềm LIFE do Đề án NNQG 2020 tổ chức.

Sau 15 tuần áp dụng việc dạy và học giáo trình kết hợp phần mềm LIFE tương ứng học kỳ 01 năm học 2015-2016, giảng viên và sinh viên của nhà trường đều rất hứng thú với giáo trình mới và phương pháp học tập mới của giáo trình có kết hợp phần mềm này, đến thời điểm hiện tại sinh viên đã hoàn thành nội dung giáo trình cho học kỳ 01, hoàn thành các bài tập theo hướng dẫn của giáo viên và hoàn thành bài thi cuối học kỳ 1.